CƠ HỘI TIẾP TỤC ĐƯỢC MỞ RA CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM.

0
692

Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng:

Hôm nay, ngày  23/5/2017 , Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và cơ quan đào tạo ARC ACADEMY tổ chức Lễ xuất cảnh cho các ứng viên điều dưỡng, hộ lý khóa 4 đi làm việc tại Nhật Bản. Tới dự Hội nghị có ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Momoi Ryusuke – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và đại diện các cơ quan liên quan.

Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản được triển khai từ năm 2012 trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình này và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) là đơn vị trực tiếp phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

Từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình này đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 4 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 960 ứng viên, trong đó khóa 1 là 150 người , khóa 2 là 180 người và khóa 3 là 180 người, khóa 4 là 210 người, khóa 5 là 240 người. Kết quả, đến nay đã có tổng số 470 ứng viên (trong đó có 138 ứng viên của khóa 1 và 152 ứng viên của khóa 2, 180 ứng viên khóa 3) đã xuất cảnh sang Nhật Bản.

Đối với ứng viên khóa 4, sau thời gian một năm học tập và rèn luyện , với sự hỗ trợ của các tổ chức có liên quan của Việt Nam và Nhật Bản, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các ứng viên, 204 ứng viên đã hoàn thành khóa đào tạo tiếng Nhật, thi đỗ chứng chỉ tiếng Nhật N3 và hoàn tất các thủ tục cần thiết để sang Nhật Bản học tập và làm việc.

Thực trạng  và khó khăn gặp phải của cơ cấu dân số già của Nhật Bản:

Một cuộc khảo sát do chính phủ Nhật Bản thực hiện cho thấy hơn một phần tư số hộ gia đình chỉ bao gồm người già ở độ tuổi 65 trở lên. Bộ phúc lợi thực hiện cuộc khảo sát này vào tháng 6 năm 2015 với hơn 46.000 hộ gia đình trả lời khảo sát. Bộ này ước tính số hộ gia đình chỉ có người từ 65 tuổi trở lên tăng khoảng 500.000 hộ so với năm trước đó, lên 12,7 triệu hộ, cũng là mức cao kỉ lục từ trước tới nay. Con số này tương đương với 25,2% tổng số hộ gia đình tại Nhật Bản.

Nhiều người già ở Nhật Bản hiện nay gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân hoặc do bị bệnh và tuổi cao sức yếu nên không tự mình chăm sóc được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. Nhóm này luôn cần phải có sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày. Trong xã hội Nhật Bản hiện nay, những công việc trợ giúp chăm sóc người già như vậy được định hình với tên gọi là “Kaigo” hay hộ lý điều dưỡng. Trên thực tế khái niệm “Kaigo”, chăm sóc người già, vẫn xa lạ với người dân Việt Nam và được gọi là công việc hộ lý điều dưỡng.

Hiện nay, thiếu hụt  nhân lực hộ lý điều dưỡng chăm sóc người già đã trở thành vấn đề mà chính phủ Nhật Bản hiện đang lên kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này vào năm 2025 được dự tính sẽ thiếu đến 377.000 người. Đào tạo và giữ được nhân lực đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của Nhật Bản.

Những số liệu sau cho thấy qui mô thị trường ngành hộ lý điều dưỡng

Tổng chi phí bảo hiểm hộ lý điều dưỡng:

– Năm 2000: 3 triệu 600 tỉ yên

– Năm 2013: 9 triệu 400 tỉ yên

– Năm 2025: 21 nghìn tỉ yên

Theo số liệu thống kê “Tổng chi phí bảo hiểm hộ lý điều dưỡng” thể hiện quy mô thị trường ngành chăm sóc người già của Nhật Bản, con số tăng lên hàng năm kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2000. Tăng từ 3 triệu 600 tỉ yên vào năm 2000 lên 9 triệu 400 tỉ yên năm 2013 (dự tính lúc đó) và tăng tới khoảng 2.6 lần trong vòng 13 năm. Với hiện trạng  già hóa của Nhật Bản như hiện nay, dự tính chi phí bảo hiểm hộ lý điều dưỡng tiếp tục gia tăng tới 21 nghìn tỉ yên vào năm 2025.

Xuất phát từ thực trạng  và khó khăn gặp phải của cơ cấu dân số già của Nhật Bản và Kết quả đạt được của chương  trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản được triển khai từ năm 2012 trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Mở ra cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản cho nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên ngành điều dưỡng của Việt Nam.

Để lại phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn