KHI BẢN DỰ THẢO CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH NGƯỜI LAO ĐỘNG SẼ RA SAO ?

0
685

“ Doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo tiếng Nhật với thời lượng tối thiểu 520 tiết, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho thực tập sinh theo quy định và cấp chứng chỉ cho thực tập sinh trước khi đi. Tài liệu liên quan đến công tác đào tạo lao động trước khi đi phải lưu giữ đầy đủ trong hồ sơ lưu của thực tập sinh tại doanh nghiệp cho tới khi thực tập sinh về nước và thanh lý hợp đồng “, Trích từ khoản 1 điều 16 ,Chương VI,  Bản Dự Thảo – Thông tin Hướng dẫn về đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại một số thị trường .”

“Thông tư này sẽ được áp dụng  đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động sang Đài Loan, thực tập sinh sang Nhật Bản và lao động giúp việc gia đình sang Ả rập Xê út và các tổ chức, cá nhân có liên quan. – Trích từ Điều 2, Chương  I, Bản Dự Thảo – Thông tin Hướng dẫn về đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại một số thị trường .”

Đây là những thông tin liên quan trực tiếp đến các lao động đang trong thời gian học tiếng để có thể tham gia Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản, theo con đường Thương mại.

Con số lao động Việt Nam đang tham gia Chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản là bao nhiêu ?

Việt Nam đứng sau Trung Quốc về số lượng thực tập sinh được Nhật Bản tiếp nhận hàng năm và tăng dần theo mỗi năm. Nếu năm 2013, Việt Nam đưa được 10.000 lao động, thì năm 2014 là 20.000 và năm 2015 là 27.010 lao động chiếm 23,23% trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài cả năm. Từ 20/6 đến 20/7/2017 với 345 Công ty tham gia  thực hiện Chương trình  thực tập sinh tại Nhật và đã đưa được 10 424 lao động ( theo thống kê của Cục  Quản lý lao động ngoài nước).

Con số lao động tham gia con đường thực tập sinh tại Nhật Bản ngày càng tăng, với mức thu nhập hấp dẫn cùng với sự quan tâm sâu sắc của Bộ Lao động-  Thương binh và xã hội đối với quyền lợi của người lao động khi tham gia chương trình.

Theo quy định của Cục quản lý lao động ngoài nước, trực thuộc  Bộ Lao động-  Thương binh và xã hội:

“ Phí dịch vụ theo quy định với mức không quá 3600 USD/người/ hợp đồng 3 năm ( không được thu thêm phí dịch vụ đối với  thời gian thực tập sinh được chuyển sang thực tập năm thứ tư và năm thứ năm); không quá 1200 USD/người/hợp đồng 1 năm. Trích từ khoản a, phần 2- Hợp đồng dịch vụ đưa thực tập sinh sang Nhật phải đảm bảo tuân thủ quy định về chi phí , phụ lục số 4 – Bản Dự Thảo – Thông tin Hướng dẫn về đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại một số thị trường ”.

Trên thị trường có hàng nghìn Trung tâm đang tổ chức đào tạo Tiếng Nhật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người lao động  tham gia Chương trình Thực tập sinh.

Một số nguồn tin đáng tin cậy được biết,  có khoảng  10 Trung tâm đạo tạo Tiếng  trong  tổng số hàng nghìn Trung tâm trên địa bàn thành phố, được Sở giáo Dục Thành phố Hà Nội cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ.

Vậy, nếu Bản Dự thảo này có hiệu lực và đi vào thực hiện, thì những lao động đang  học tiếng tại các Trung tâm không có khả năng cấp chứng chỉ sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình Thực tập sinh tại Nhật Bản.

Khi nào bản dự thảo này chính thức có hiệu lục thi hành?

Hiện nay câu hỏi đó chưa có câu trả lời chính xác, nhưng chắc chắn có hiệu lực thi hành trong năm 2017.

Thông tư: Hướng dẫn về việc đưa lao động Việt Nam đi lao động tại một số thị trường

 

Để lại phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn