LIỆU 2018 CÓ DIỄN RA KỲ THI EPS-TOPIK LẦN THỨ 13 KHÔNG?

0
688

Kỳ thi EPS – TOPIK lần thứ 12 khép lại, đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế, cũng là thành công bước đầu của chương trình EPS, đông thời  cũng khép lại giấc mơ tới Xứ sở Kim Chi trong năm 2017 đối với những thí sinh chưa may mắn (năm 2017 chỉ có duy nhất 1 kỳ thi EPS-TOPIK). Dấu hỏi lớn được đặt ra với hàng chục nghìn người đang theo đuổi giấc mơ đó:

“ Liệu 2018 có diễn ra kỳ thi EPS – TOPIK lần thứ 13 không ?”

Câu trả lời là : CÓ.

>>>Thông tin mới nhất về Xuất Khẩu Lao Động Hàn Quốc

Ngày 16 – 18/3/2017, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc. Nhằm tăng cường hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội, thúc đẩy việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS).

Trong chuyến công tác, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã làm việc với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, gặp gỡ Chủ tịch Hội Nghị sỹ Hữu nghị Hàn – Việt.

Hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, đặc biệt tiếp tục nỗ lực trong việc tăng hạn ngạch lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2017 và các năm tiếp theo.

Sáng ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Ki Kweon đã ký kết Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình việc làm EPS (dành cho lao động phổ thông). Tham dự Lễ ký kết còn có Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cùng lãnh đạo một số đơn vị như: Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Vụ Hợp tác Quốc tế, Văn phòng Bộ, Cục Việc làm, Cục An toàn lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước.

Bản ghi nhớ lần này đánh dấu việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trở lại bình thường. Bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản thống nhất chung về cơ quan phái cử và tiếp nhận; quy định về tiêu chuẩn của người dự tuyển; nguyên tắc xác định và thông tin về chi phí phái cử; quy trình phái cử và tiếp nhận. Số lượng lao động Việt nam được phía Hàn Quốc tiếp nhận hàng năm phụ thuộc vào mức độ giảm tỷ lệ lao động Việt Nam đang cư trú và làm việc không hợp pháp tại Hàn Quốc.

Từ tháng 8/2012 đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc chưa ký lại Bản ghi nhớ (MOU) bình thường về Chương trình EPS mà chỉ ký Bản ghi nhớ đặc biệt với thời hạn 1 năm, lần lượt vào ngày 31/12/2013 và ngày 10/4/2015; theo đó chỉ những lao động đã kiểm tra tiếng Hàn trong năm 2012 và những lao động đã làm việc tại Hàn Quốc thuộc diện tái nhập cảnh có thể tham gia Chương trình. Điều này cũng đồng nghĩa hàng năm, hàng chục ngàn lao động Việt Nam không có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.Bên cạnh đó là với Bản ghi nhớ đặc biệt này thì thời hạn chỉ là 1 năm gây ra rất nhiều khó khăn cho người lao động có nguyện vọng tham gia Chương trình. Với Bản ghi nhớ (MOU) bình thường về chương trình EPS thì thời hạn sẽ được nới rộng hơn và n gười lao động cũng có nhiều cơ hội để tham gia Chương trình hơn.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, thông thường bản ghi nhớ có hiệu lực 2 năm nhưng nếu Bộ LĐ-TBXH, các địa phương, người lao động triển khai tốt, không bên nào muốn chấm dứt thì mặc nhiên bản ghi nhớ được kéo dài. Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ, hai bên cũng đã cam kết sẽ xem xét tạm dừng việc tiếp nhận lao động tại các huyện hoặc tỉnh có tỷ lệ cao về lao động vi phạm, làm việc bất hợp pháp tại thị trường Hàn Quốc.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng phát biểu, Lao động Việt Nam ở Hàn Quốc được đánh giá thông minh, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc tiếp nhận các hướng dẫn của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động Hàn Quốc cũng mong muốn tiếp nhận lại lao động Việt Nam nhưng vì tỷ lệ lao động cư trú và làm việc không hợp pháp của Việt nam khá cao nên phía Hàn Quốc khó có thể gia tăng hạn ngạch. Do đó, tại Hội đàm, hai Bộ trưởng mong muốn gia tăng hạn ngạch dành cho lao động Việt Nam nhưng với điều kiện khi mà tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục giảm xuống. Chính vì thế, việc ở lại làm việc quá hợp đồng, cư trú bất hợp pháp của lao động hiện nay đã làm giảm thiểu cơ hội của rất nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.

Bản ghi nhớ (MOU) sẽ có thời hạn trong 2 năm 2016 – 2018 , mở ra cơ hội đối với nhiều lao động Việt Nam có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn quốc, kể cả các lao động cư trú và làm việc không hợp pháp tại Hàn quốc tự nguyện hồi hương. Sau lễ ký kết, cơ quan chức năng của hai bên sẽ  phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn, kiểm tra tay nghề,… đối với người lao động có nguyện vọng tham gia Chương trình.

 

>>>Thời gian không còn nhiều Bạn hãy chuẩn bị kiên thức ngay từ bây giờ bằng cách tham gia khoá học luyện thi tiếng Hàn để vững vàng trong kỳ thi EPS – TOPIK năm 2018 sắp tới

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Địa chỉ: Số 54 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội (Trong khuôn viên trường Đại học Đại Nam)

Hotline: 0973 24 5995

Website: TrungTamTiengNuocNgoai.edu.vn

Email: [email protected]

 

 

Để lại phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn