Với xứ sở hoa anh đào, Tết được coi là một dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất và kéo dài nhất trong năm. Trước đây, người dân Nhật Bản cũng ăn tết theo âm lịch như Việt Nam. Nhưng vào năm 1873, tức sau 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới Duy Tân, thì họ chính thức chuyển ăn tết theo dương lịch. Kể từ đó ngày mồng 1, 2, 3 của tháng 1 dương lịch được coi như ngày tết truyền thống của người Nhật Bản.
Người Nhật Bản gọi tết là “Oshogatsu”, là một dip để người dân cả nước Nhật Bản chào đón thận năm mới Toshigamisam- Một vị thần mang lại may mắn, thịnh vượng và sức khỏe.
Cây nêu ngày tết và Kadomatsu
Trước ngày tết, dù bận rộn đến mấy thì người Nhật Bản vẫn dành thời gian để tự tay lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ. Theo quan niệm của người Nhật Bản làm như vậy sẽ giúp gột rửa sự không may mắn của năm cũ và đón chào năm mới với một thể chất, tinh thần tươi mới, sạch sẽ. Trên đường, phố, tại các khu công cộng đều được lau dọn sạch sẽ nhất có thể.
Người Việt thường có phong tục trồng cây nêu ngày tết, thì người Nhật Bản thường đặt 2 bó cây hai bên cửa trước nhà họ, gọi là Kadomatsu. Theo quan nhiệm của người Nhật thì hai bó cây này dung để trừ ma, trừ tà và đón may mắn về nhà.
Kadomatsu gồm có 3 ống tre vắt chéo trong cùng một cành thông. Ba ống tre được xếp từ cao xuống thấp, tượng trưng cho chiếc thang để đón thần Toshigamisam xuống hạ giới và vào nhà. Số cành thông bên ngoài phải là số lẻ bởi vì người Nhật Bản quan niệm hạnh phúc không thể chia đều , sẽ được duy trì lâu dài chỉ có nối bất hạnh mới có thể chia được để chấm dứt. Cành thông vào mùa đông lá rất tươi xanh, sắc nhọn tượng trưng sự thanh tao và đầy sức sống, diệt trừ ma quỷ nên người Nhật Bản chọn cành thông.
Trong nhà, dưới vòm cửa hay ở bàn thờ người Nhật thường treo Shimekazari đây là một loại bùa chú ngăn không cho ma quỷ vào nhà họ. Kadomatsu và Shimekazari là hai thứ được trang trí cho đến hết ngày mùng 7 tháng 1, sau đó theo thủ tục thì người Nhật sẽ mang hai vật này đến chùa hoặc đốt trước cửa nhà giống như hình thức hóa vàng cư người Việt Nam.
Người Nhật Bản thường không đặt bàn thờ trong nhà mà họ thờ cúng tổ tiên ở những đền, chùa còn bàn thờ tại nhà chỉ được đặt trong dịp tết. Bàn thờ ngày tết của người Nhật không thể thiếu được những món ăn truyền thống như : Bánh gạo Mochi, hạt dẻ, quả hồng,cá trích, đỗ đen và cam.
Thời gian đoàn tụ và đi lễ chùa.
Nhật Bản là một nước chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hóa cũng như phong tục tập quán của những nước Âu, Mỹ. Thế nhưng người Nhật vẫn không bị ảnh hưởng nhiều văn hóa của nước khác, họ không có thói quen đi chơi vào đêm giáng sinh, cũng không tổ chức đón giáng sinh. Vào đêm giáng sinh chỉ có một số thanh niên ra đường và đến những điểm được trang hoàng ánh sáng để chụp ảnh, hoàn toàn không có cảnh người chen lấn hay tắc đường.
Thế nhưng, không khí chuẩn bị tết ngay sau đó lại hoàn toàn khác. Dù ở đâu, làm gì thì người Nhật vẫn trở về sum họp với gia đình mình vào dịp lễ tết. Đêm giao thừa cũng là lúc những thành viên trong gia đình Nhật Bản sum họp ăn bữa cơm tất niên, đây là một bữa cơm đông đủ, chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trong năm.
Sauk hi kết thúc bữa cơm tất niên, mọi người sẽ đến các đền, chùa gần nhà để cùng nhau đón giao thừa. Tại đây họ sẽ tung đồng xu vào các hòm công đức được đặt tại cửa tạo ra những tiếng leng keng rất thú vị.
Khi thời khắc giao thừa đến thì chuông của các đền, chùa trên toàn đất nước Nhật Bản sẽ đồng loạt vang lên đủ 108 tiếng. Tiếng chuông vang 108 tiếng để xua đuổi 108 ham muốn trần tục khiến cho con người phải khổ sở. Có thể nói Nhật Bản có một nền văn hóa rất độc đáo và riêng biệt, những ai có mặt tại thời điểm này sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng và thoát tục nơi đây.
Sau khi đi lễ chùa xong mọi người thường rút quẻ, nếu may mắn họ rút được quẻ lành thì sẽ mang về nhà, cò nếu rút phải quẻ xấu thì sẽ buộc lên cành cây ngay tại chùa để tránh những điều không may mắn đến với mình.
Khai bút và những hành động đầu tiên
Cũng giống như Việt Nam người Nhật cũng rất chú trọng đến những hành động, lời nói đầu tiên sau thời điểm giao thừa vì họ quan niệm đó sẽ là những hành động khởi dầu và mang tính biểu tượng, sẽ mang lại may mắn hoặc xui xẻo cho cả năm mới.
Sáng ngày mồng 1 tết, người Nhật sẽ dậy rất sớm để đón ánh mặt trời đầu tiên với tâm niệm sẽ gặp được may mắn trong cả năm, bất kỳ người Nhật nào bạn gặp cũng đều vui vẻ, mỉm cười thật tươi và cúi chào nhau thật thấp. Nụ cười, sự thân thiện trong ngày mồng 1 tết sẽ mang một thông điệp của sự vui vẻ, tươi mới cho cả năm.
Những người làm công việc liên quan đến giấy bút thì sang mồng 1 họ sẽ dành thời gian để khai bút. Thường thì họ sẽ tự viết những lời chúc dành cho bản thân, người thân hay sáng tác một bài thơ. Những nét bút đầu tiên này sẽ được lưu giữ rất cẩn thận.
Trong những ngày tết nhất là sau thời gian giao thừa thì trẻ em sẽ được bố mẹ, ông bà mừng tuổi giống như Việt. người lớn thì sẽ tặng nhau những món quà do chính tay họ chuần bị.
Mồng 3 tết, người Nhật sẽ đến thăm nhà người thân, bạn bè và tặng quà cho nhau để chúc mừng năm mới.
Sau tết, Người Nhật Bản sẽ tổ chức tết 7 loài hoa vào ngày 7/1, làm vỡ bánh dày vào ngày 11/11, lễ thành nhân vào ngày 15/1 cho những nam nữ tròn 20 tuổi. Sau ngày 15/1 thì không khí tết tại đây mới thật sự qua đi và mọi thứ lại trở lại với những khởi đầu mới.