Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng trở thành thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam sang làm việc, theo chương trình thực tập sinh Nhật Bản bao gồm cả lao động phổ thông và nhân lực có trình độ cao như kỹ sư.
Theo thống kê, từ năm 2000 đến nay, có khoảng 60.000 thực tập sinh đến Nhật Bản. Đáng kể, từ sau năm 2010, với việc thay đổi chính sách tuyển dụng lao động của Nhật Bản (trước đó Nhật Bản chủ yếu tuyển dụng lao động từ Trung Quốc), số lượng thực tập sinh Việt Nam đến Nhật đã tăng lên nhanh, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000-15.000 người đến Nhật và khoảng 5.000 người trở về nước sau khi hết hợp đồng một năm hoặc ba năm.
Theo luật của Nhật Bản, sau khi hết hạn hợp đồng ba năm hoặc một năm, các thực tập sinh về nước và không thể đi lần thứ hai. Nếu họ muốn tiếp tục sang Nhật Bản làm việc thì phải có bằng Cao Đẳng trở lên để có thể tham gia chương trình kỹ thuật viên, cũng như cần phải có khả năng giao tiếp tiếng Nhật đạt trình độ tối thiểu N3.
Với thời gian làm việc và được đào tạo trong một môi trường hiện đại, chuyên nghiệp như Nhật Bản, nguồn thực tập sinh Việt Nam học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và là nguồn lao động vô cùng chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi trở về nước. Nhưng thực tế, hàng năm chỉ có 50% số tu nghiệp sinh, thực tập sinh Nhật Bản về nước có thể tiếp tục đúng theo công việc chuyên môn đã được học tập, làm việc ở Nhật Bản. Khoảng 50% phải làm các công việc khác chuyên môn đã tu nghiệp. Điều này gây lãng phí nguồn lực tay nghề cao. Những khó khăn mà người từng đi TTS gặp phải là không thể tìm được nghề tương tự, hoặc ở Việt Nam có nghề đó nhưng máy móc và công nghệ khác biệt nên không thể áp dụng.
Trong khí đó, theo làn sóng đầu tư FDI, các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đang ngày càng đầu tư manh vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam từ công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao… đòi hỏi nhiều nguồn lao động có trình độ và tay nghề, có chuyên môn và biết tiếng Nhật như các thực tập sinh, lao động đã đi làm việc ở Nhật Bản về nước.
Lần đâu tiên, tại Hồ Chí Minh có một sàn giao dịch việc làm dành cho doanh nghiệp Nhật và người lao động biết tiếng Nhật được tổ chức.Đây là thông tin được Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp các KCX-KCN TP và Công ty TNHH Esuhai cho biết vào sáng 14-11, trong buổi họp báo công bố tổ chức sàn giao dịch việc làm các doanh nghiệp Nhật Bản năm 2014.
Tham gia sàn giao dịch gồm 40 doanh nghiệp Nhật Bản trong các KCX-KCN TPHCM và khoảng 950 thực tập sinh Nhật Bản đã về nước, người lao động có trình độ chuyên môn biết tiếng Nhật. Các công việc doanh nghiệp Nhật có nhu cầu tuyển dụng nhiều như: biên phiên dịch tiếng Nhật, cơ khí, điện – điện tử, hàn tig, điện công nghiệp, môi trường, kỹ thuật hóa – sơn, xây dựng, công nghệ thông tin…Mức lương dao động từ 300-600 USD/người/tháng (khoảng 6-12 triệu đồng).
Sàn giao dịch việc làm đặc thù này nhằm tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Nhật trong các KCX-KCN TPHCM. Đồng thời, giải quyết việc làm cho người lao động có trình độ tiếng Nhật, nhất là lao động có trình độ chuyên môn cao và thực tập sinh Nhật Bản về nước.
Dịp này, các đơn vị phối hợp khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản, thống kê thực tập sinh Nhật Bản về nước. Thời gian tổ chức sàn giao dịch: Từ 8 giờ đến 16 giờ ngày 22 -11, tại Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM (số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TPHCM).
Ngoài việc giải quyết nhu cầu việc làm hiện tại, tận dụng tối đa nguồn nhân lực là thực tập sinh, đã từng làm việc, hiểu được các doanh nghiệp Nhật thì đây cũng là cơ hội đối với các bạn lao động đang có định hướng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, cũng như tìm hiểu quy trình và thủ tục xin việc tại các doanh nghiệp Nhật, trang bị cho mình kiến thức về văn hóa làm việc của Nhật, chuẩn bị kỹ về tay nghề chuyên môn và đặc biệt là trình độ tiếng Nhật. Với tiềm năng nguồn lao động đang sẵn có, nếu có nhiều sàn giao dịnh việc làm không chỉ dừng lại ở thị trường Nhật Bản, mà còn Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… được mở ra trên cả nước để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng người lao động của Việt Nam.