Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức về vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm. Thực tế cho thấy, nếu chỉ trông vào thị trường lao động trong nước thì khó có thể giải được bài toán thất nghiệp. Nếu không hướng tới các thị trường lao động ngoài nước, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta. Xuất khẩu lao động không chỉ là giải pháp góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập mà còn góp phần đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan, năm 2016, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm đã vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, có hơn 126.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, vượt 26,29% so với kế hoạch năm và bằng 108,89% so với năm 2015, cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.
Năm 2017, Việt Nam dự kiến đưa 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) Phạm Viết Hương khẳng định, chỉ tiêu đưa 105 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay hoàn toàn có thể thực hiện được.
Đáng chú ý, Nhật Bản vừa thông qua luật mới, nới thời hạn lưu trú cho các thực tập sinh và mở rộng tiếp nhận nghề hộ lý Điều dưỡng, tạo ra nhiều cơ hội cho lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc duy trì xuất khẩu lao động phổ thông, năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu, hoàn thiện đề án đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài.
Vì thế mà xuất khẩu lao động trở thành xu thế và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá là hai thị trường tiềm năng và triển vọng nhất với nền kinh tế phát triển hiện đại. Đặc biệt là thị trường Nhật Bản đang trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo lao động nhờ các chính sách mở cửa với lao động nước ngoài cùng mức sống cao, thu nhập tốt và ổn định.
Trong nửa đầu năm 2016, Nhật Bản sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiếp nhận thực tập sinh Điều dưỡng. Đây là cơ hội có một không hai để người lao động tiến công vào đất nước Nhật Bản giàu tiềm năng, tìm cho mình một công việc có thu nhập cao và trải nghiệm môi trường sống năng động, mới mẻ tại xứ sở mặt trời mọc.
Tuy nhiên, ngoài cơ hội, còn khá nhiều thách thức khi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản bởi thị trường có độ khó cao. Đối với Chương trình Điều Dưỡng của Nhật rất khắt khe và kĩ lưỡng trong quá trình tuyển dụng, yêu cầu người lao động tối thiểu phải tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành Điều Dưỡng và có kiến thức tiếng Nhật chuyên ngành. Đây là một trong những khó khăn của người lao động khi mà ngoài yêu cầu bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành thì phía Nhật Bản đòi hỏi Tiếng Nhật chuyên ngành. Câu hỏi đặt ra “ Học tiếng Nhật chuyên ngành ở đâu ? “ , khi mà trên thị trường các Trung tâm Đào tạo tiếng chỉ Đào tạo chứng chỉ tiếng Nhật, hiện nay như một số nguồn tin đưa chỉ có một số rất nhỏ Trung tâm Đào tạo tiếng trên thị trường có khả năng đào tạo Tiếng Nhật chuyên nghành.
Còn đối với thị trường lao động Hàn Quốc hiện nay, lao động chỉ đi theo 3 chương trình: Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS); Chương trình đưa lao động sang làm thuyền viên tàu cá gần bờ và xa bờ Hàn Quốc và Chương trình đưa lao động trình độ cao sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình thẻ vàng (visa E7).
Có thể nói đến nay xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định.Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác.
Năm 2007, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD. Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất, là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.
Tại thôn Ngọc Trì, xã Bình Định, huyện Lương Tài,tỉnh Bắc Ninh trong vòng 10 năm qua, trên địa bàn thôn có gần 1000 lượt người đi xuất khẩu lao động. Tại thời điểm này, cả thôn có khoảng 400 người đang lao động tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản… Số tiền hàng năm các lao động này gửi về cho gia đình lên đến hàng tỷ đồng. Đây chính là nguồn lực đã làm thay đổi hẳn làng quê vốn nghèo khó này
Xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.
Mặc dù nhu cầu đi xuất khẩu lao động tiếp tục tăng đều trong 3 năm trở lại đây, nhưng có 1 nội dung quan trọng là chúng ta cần lưu tâm đó là các nước ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu chất lượng, tay nghề lao động cao. Đặc biệt là các thị trường có mức lương cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức.
Người lao động có ý định ra nước ngoài làm việc thì ngoài việc có sức khỏe tốt thì người lao động cũng cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, chuyên môn tay nghề…
Không chỉ người lao động, từ phía các Trung tâm Đào tạo Tiếng cũng cần phải đầu tư nhiều hơn cho các sơ sở đào tạo, qua đó sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính.
Cơ hội đi làm việc tại các thị trường lao động với mức thu nhập cao trong năm 2017 đang là rất lớn, điều quan trọng phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng.