THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHẬT BẢN PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP NGÀY 12/01 – 13/01/2018

0
732
du học điều dưỡng Nhật Bản

THÔNG BÁO

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH ĐIỀU DƯỠNG

TẠI NHẬT BẢN

————————

Chương trình đưa Thực tập sinh Việt Nam đi thực tập Điều dưỡng  tại Nhật Bản được thực hiện từ tháng 1/11/2017 theo Thỏa thuận Nhật Bản chính thức bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh Điều dưỡng Việt Nam, trong nội dung Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) được 2 nước Việt Nam – Nhật Bản ký ngày 6/6/2017 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/11/2017. Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ Tuyển sinh và Đào tạo.

Thực tập sinh có nhu cầu tham gia Chương trình sẽ phải tham gia khóa đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài trong thời gian từ 4 đến 6 tháng. Thực tập sinh sẽ phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo đã được thống nhất giữa Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài và Công ty tiếp nhận Nhật Bản. Thực tập sinh Việt Nam đi thực tập Điều dưỡng tại Nhật Bản trong thời gian 5 năm; được hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng 170.000 Yên/tháng; Sau 5 năm, trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt các Thực tập sinh có thể tích lũy mang về Việt Nam số tiền khoảng 1 tỷ 500 triệu.

I. ĐIỀU KIỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

  • Độ tuổi: 20 – 40 tuổi
  • Đã tốt nghiệp khối ngành Điều dưỡng : Trung cấp, Cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa hoặc cử nhân điều dưỡng.
  • Chiều cao: trên 1m60 đối với nam và trên 1m50 đối với nữ, cân nặng phù hợp với chiều cao;
  • Thị lực: Không mù màu
  • Không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm, viêm gan B
  • Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
  • Có đạo đức, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án;
  • Trước khi nhập cảnh: Đạt trình độ N3
  • Chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao, không bị ràng buộc bởi điều kiện gia đình để tránh trường hợp dừng tham gia chương trình giữa chừng.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

  1. Hồ sơ đăng ký dự tuyểnHồ sơ đăng ký dự tuyển được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài tại địa chỉ (http://wp.net.vn/)Thực tập sinh tự tải hồ sơ và hoàn thiện theo hướng dẫn và gửi về Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài bằng hình thức gửi bảo đảm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ: Số 54 Vũ Trọng  Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội theo thời gian quy định.

2. Kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ

  1. Sau khi nhận được hồ sơ của Thực tập sinh đăng ký dự tuyển, Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo danh sách người lao động đã nộp hồ sơ, kết quả kiểm tra hồ sơ bằng văn bản cho học viên, đồng thời công khai thông tin này trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài tại địa chỉ : (http://wp.net.vn/)

3. Nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức thi tuyển

  1. Trung tâm Đào tạo Tiếng nước ngoài sẽ phối hợp với Công ty tiếp nhận Nhật Bản tổ chức thi tuyển đối với những Thực tập sinh có kết quả kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu. Cụ thể:– Thời gian phỏng vấn : trong 2 ngày 12,13/01/2018– Địa điểm phỏng vấn: Trung tâm đào tạo Tiếng nước ngoài

    ( Địa chỉ: Số 54, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội )

    – Nội dung thi tuyển : Kiểm tra năng lực Tiếng Nhật N4 và phỏng vấn trực tiếp.

    – Điểm ưu tiên trong thi tuyển: những ứng viên có trình độ Tiếng Nhật chuyên ngành.

4. Công ty tiếp nhận và địa điểm làm việc:

    • Công ty tiếp nhận: CÔNG TY PHÚC LỢI KAZUYUKAI
    • Công ty tiếp nhận: CÔNG TY MATSUWAKAI
    • Công ty tiếp nhận: CÔNG TY PHÚC LỢI MEGUMI KAORUKAI
    • Công ty tiếp nhận: CÔNG TY PHÚC LỢI EIKOKAI
    • Công ty tiếp nhận: CÔNG TY PHÚC LỢI IZUMIGAOKA FUKUSHIKAI
    • Công ty tiếp nhận: CÔNG TY PHÚC LỢI YUSHUKAI
    • Công ty tiếp nhận: TÂP ĐOÀN Y TẾ TODACHUO
    • Địa điểm làm việc: Thành phố OSAKA và tỉnh SAITAMA

III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ

  1. Chế độ làm việc
    • Năm thứ nhất :
    • Tiền lương cơ bản 170.000 yên/tháng
    • Tiền làm thêm 23.653 yên
    • Số ngày làm trung bình là 22 ngày/năm
    • Thời gian làm thêm trung bình trên ngày: 1h/ngày
  2. Chú ý : Thời gian làm thêm phụ thuộc năng lực tiếng Nhật, khả năng, sự cố gắng và mức độ yêu thích làm việc của từng thực tập sinh.
    • Năm thứ 2:
    • Tiền lương cơ bản 200.000 yên/tháng
    • Tiền làm thêm : ~ 20.250 yên/tháng
    • Thời gian làm thêm trung bình: 18 ngày/tháng (Tuần 4,5 buổi)
    • Trợ cấp làm đêm : 16.000 yên ( một tháng 2 lần trực đêm , mỗi lần 8,000 yên)

    Chú ý : Tối thiểu 2 lần trực đêm/ tháng. Nếu thực tập sinh có khả năng, nhiệt tình trong công việc sẽ được chú ý và tạo điều kiện cho trực đêm.

     

    • Năm thứ 3:
    • Tiền lương cơ bản : 200.000 yên/tháng
    • Tiền làm thêm : 18.500 yên
    • Thời gian làm thêm trung bình: 16 ngày/ tuần (tuần 4 buổi)
    • Trợ cấp trực đêm : 32.000 yên ( một tháng 4 lần trực, mỗi lần trực 8,000 yên)

     

    1. Ký túc xá:
    • Ký túc ngay gần bệnh viện
    • Ở nhà tập thể . Mỗi phòng 2 người, phòng rộng 4 đến 6 chiếu (Có bếp ăn và bồn tắm)

     

    1. Nghĩa vụ:
    • Các khoản khấu trừ:
    • Tiền nhà : 10.000 yên/tháng
    • Điện nước ga : 5.000 yên (Có WIFI)
    • Ban đầu các vật dụng trong nhà : Lò vi sóng, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện dụng cụ điện khác sẽ cho thuê. (Phí thuê vật dụng: 1.000 yên sẽ trả hàng tháng)

     

    • Các khoảng khấu trừ khác:
    • Thuế thu nhập : khoảng 3.000 yên/tháng
    • Bảo hiểm xã hội : khoảng 23.000 yên
    • Thuế cư trú : khoảng 4.000 yên tính từ năm thứ hai

    Tổng năm đầu : 26.000 yên / tháng

    Tổng năm thứ 2: 30.000 yên/ tháng

    Tổng năm thứ 3 : 30.000 yên/ tháng

     

    • Thực tập sinh phải chấp hành các quy định của pháp luật Nhật Bản và

    Quy tắc thực tập điều dưỡng.

    • Tuân thủ đúng hợp đồng thực tập điều dưỡng đã ký kết với Công ty tiếp nhận Nhật Bản.

     

IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI THỰC TẬP ĐIỀU DƯỠNG VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN

  1. Lưu trú tại Nhật Bản
  2. – Thực tập sinh được phép lưu trú tại Nhật Bản theo thời gian và tư cách lưu trú đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản ghi trong Giấy tư cách lưu trú.– Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, thực tập sinh được cấp phép lưu trú trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm. Trường hợp kéo dài thời gian lưu trú hoặc tiếp tục thời gian thực tập điều dưỡng sẽ phải xin gia hạn thời gian lưu trú. Nếu không tiến hành việc gia hạn thời gian lưu trú bị coi là “lưu trú bất hợp pháp” và bị cưỡng chế trục xuất khỏi Nhật Bản.

2. Chế độ tiền lương, bảo hiểm

    • Tiền lương:

    – Thực tập sinh thực tập Điều dưỡng tại Nhật Bản được hưởng tiền lương theo hợp đồng, mức tiền lương trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiểu đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định. Tiền lương sẽ được Công ty chuyển hàng tháng vào tài khoản của thực tập sinh.

    – Thực tập sinh khi được công ty yêu cầu làm thêm giờ sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Tiền lương mỗi giờ làm thêm trong trường hợp Công ty yêu cầu thực tập sinh phải làm thêm giờ ngoài thời gian quy định của luật và làm việc vào ngày nghỉ như sau:

    + Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ quy định và trong thời giờ luật định: bằng 1,0 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;

    + Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ luật định: bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;

    + Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ theo luật định: bằng 1,35 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;

    + Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ban đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau): bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.

    – Thực tập sinh khi làm việc tại Công ty sẽ phải đóng thuế và các loại bảo hiểm. Thực tập sinh sẽ bị khấu trừ từ tiền lương để đóng thuế và bảo hiểm. Ngoài ra, trong hợp đồng với Công ty không yêu cầu thực tập sinh chi trả các loại tiền như: nhà ở, tiền điện, gas….

    • Chế độ bảo hiểm

    – Khi thực tập Điều dưỡng tại Nhật Bản, thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm và nộp thuế. Tuy nhiên, mức phí đóng bảo hiểm, thuế của từng vùng khác nhau căn cứ theo thu nhập, mức sống của từng địa phương và quy định của Hiệp hội bảo hiểm, Liên hiệp bảo hiểm.

    – Bảo hiểm tai nạn lao động: Là loại bảo hiểm để bồi thường cho người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động. Trong trường hợp thực tập sinh bị tai nạn khi làm việc, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, bị mắc bệnh nghề nghiệp… sẽ được chi trả tiền bảo hiểm như chi phí điều trị, phí đền bù nghỉ việc (một phần tiền lương của những ngày không thể làm việc).

    – Ngoài ra, khi tham gia loại bảo hiểm này, thực tập sinh sẽ được hưởng trợ cấp trong các trường hợp sau: Bị thương tích, bệnh tật: hưởng trợ cấp nghỉ an dưỡng, trợ cấp nghỉ việc khi không thể tiếp tục làm việc, trợ cấp lương hưu, bồi thường thương tật, trợ cấp cho người chăm sóc; Bị tàn tật: hưởng trợ cấp tàn tật; Bị tử vong: hưởng trợ cấp tử vong, chi phí tang lễ.

    – Bảo hiểm công cộng Bảo hiểm công cộng bao gồm: bảo hiểm tuyển dụng và bảo hiểm sức khỏe

    – Bảo hiểm tuyển dụng: Là loại bảo hiểm được chi trả trong trường hợp thất nghiệp. Số tiền bảo hiểm được hưởng khác nhau tùy thuộc vào số tiền lương được nhận trước khi thất nghiệp và số năm làm việc liên tục cũng như tuổi của người lao động. Trường hợp làm việc liên tục dưới 5 năm sẽ được nhận trợ cấp với mức tổng tiền lương của 90 ngày. Mức tiền đóng bảo hiểm khác nhau tùy ngành nghề công việc và thay đổi theo năm.

    – Bảo hiểm sức khỏe: Thực tập sinh phải tham gia 2 loại bảo hiểm về sức khỏe là: bảo hiểm y tế và bảo hiểm thực tập sinh; bảo hiểm thực tập sinh do Công ty tiếp nhận – Nhật Bản đóng. Bảo hiểm này sẽ chi trả những chi phí điều trị khi thực tập sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tật,… không phải do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông gây ra (những trường hợp thương tật, bệnh tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra sẽ được áp dụng theo bảo hiểm tai nạn lao động). Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 70%, bảo hiểm thực tập sinh chi trả 30% chi phí điều trị.

    – Mức phí đóng bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe và Liên hiệp bảo hiểm sức khỏe quy định và được thay đổi theo từng năm.

    – Trường hợp không tham gia bảo hiểm sức khỏe nêu trên thì thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn quốc.

    1. Thuế và lương hưu phúc lợi
    • Thuế:

    Thực tập sinh thực tập Điều dưỡng và làm việc tại Nhật Bản phải đóng thuế, bao gồm: thế thu nhập và thuế cư trú.

    – Thuế thu nhập: Những người có thu nhập tại Nhật Bản đều phải đóng thuế thu nhập. Thuế thu nhập của thực tập sinh được khấu trừ từ lương. Trường hợp tổng số tiền thuế thu nhập bị khấu trừ hàng tháng từ lương nhiều hơn số tiền thuế thu nhập phải đóng trong năm đó thì sẽ được hoàn trả vào cuối năm; nếu ít hơn sẽ phải đóng thêm.

    – Thuế cư trú: Thuế cư trú được tính căn cứ vào tổng thu nhập trong năm của thực tập sinh. Đối với thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản vào những tháng cuối năm thì thuế cư trú của những tháng thuộc năm đó sẽ phải trả vào tháng 6 năm sau. Số tiền thuế cư trú của năm phải đóng được quyết định vào tháng 6 hàng năm và sẽ trả làm 12 lần, khấu trừ dần vào tiền lương tháng; bắt đầu đóng từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau. Trước khi hết thời hạn hợp đồng ký với  Đơn vị tiếp nhận , thực tập sinh phải nộp hết số tiền thuế cư trú còn lại trước khi về nước.

    • Lương hưu phúc lợi:

    Lương hưu là một phần tiền để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động của người lao động. Tất cả những người đang làm việc và hưởng lương tại Nhật Bản (bao gồm cả người Nhật và người nước ngoài) đều phải tham gia chế độ lương hưu phúc lợi. Đối với những người không thể tham gia loại chế độ này (người không làm công ăn lương) thì có thể tham gia chế độ lương hưu quốc dân.

    – Lương hưu được chi trả bao gồm: lương hưu tuổi già, lương hưu tàn tật và lương hưu cho gia quyến. Mức phí đóng chế độ lương hưu sẽ do công ty tiếp nhận Nhật Bản trả 50%, thực tập sinh trả 50% và được khấu trừ từ tiền lương tháng. Mức phí đóng lương hưu phúc lợi sẽ được Chính phủ Nhật Bản quy định vào tháng 9 hàng năm.

    – Thực tập sinh sau khi rời khỏi Nhật Bản, sẽ được nhận lại tiền lương hưu đã đóng. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp đã tham gia đóng chế độ này với thời gian tối thiểu tháng trở lên mới được yêu cầu trả lại tiền lương hưu này.

    – Thực tập sinh sau khi hoàn thành chương trình về nước sẽ được Công ty tiếp nhận hướng dẫn khai hồ sơ để nhận lại số tiền lương hưu đã đóng trong thời gian làm việc tại Nhật Bản. Thủ tục yêu cầu trả lại tiền lương hưu cần phải có mã số bảo hiểm (được ghi trong sổ lương hưu), số tài khoản ở Việt Nam và một số giấy tờ khác như bản sao hộ chiếu chứng minh việc về nước. Sau 6 tháng kể từ khi gửi hồ sơ sang Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được nhận lại số tiền lương hưu.

    1. Thôi việc, chấm dứt hợp đồng

    – Trong trường hợp công ty có ý định cho thực tập sinh thôi việc thì công ty phải thông báo cho thực tập sinh trước ít nhất 30 ngày và phải chi trả số tiền ít nhất 30 ngày của tiền lương trung bình (được gọi là trợ cấp sa thải). Tuy nhiên, trong trường hợp công ty không thể tiếp tục hoạt động vì lý do bất khả kháng như: động đất, hỏa hoạn… thì công ty không phải chi trả số tiền trên. Thực tập sinh bị thương trong khi làm việc hoặc bị bệnh nghề nghiệp thì trong thời gian thực tập sinh điều trị công ty không được cho thôi việc.

    – Thực tập sinh làm việc theo hợp đồng đã ký Công ty tiếp nhận. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, thực tập sinh phải về nước theo quy định. Trong thời gian thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, nếu thực tập sinh vi phạm pháp luật Nhật Bản, vi phạm quy định của công ty thì công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu thực tập sinh về nước.

    • Chi phí Thực tập sinh phải nộp và các khoản được hỗ trợ khi tham gia Chương trình

    Thực tập sinh nếu có nguyện vọng tham gia Chương trình chỉ phải nộp các khoản chi phí sau:

    + Chi phí làm Hộ chiếu, visa và khám sức khỏe.

    .+ Học phí khóa đào tạo trong 4 đến 6 tháng .

    + Chi phí ăn, ở trong thời gian tham dự các khóa đào tạo tại Việt Nam.

    + Mức chi phí theo quy định: “Phí dịch vụ theo quy định với mức không quá 5.000 USD/ người/ hợp đồng 5 năm (không được thu thêm phí dịch vụ đối với thời gian thực tập sinh được chuyển sang thực tập năm thứ tư và năm thứ năm)

    Ngoài các khoản chi phí nêu trên, Thực tập sinh khi tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.

    – Chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng ưu tiên:

    Thực tập sinh thuộc đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-Ttg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, được hỗ trợ các chi phí nêu trên theo mức quy định tại Quyết định này; người lao động thuộc huyện nghèo nhưng không phải là đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo.

Để lại phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn